Ngày nay, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng 4.0. Theo đó, nhiều quốc gia cũng đã bất đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI và Big Data trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Theo số liệu khảo sát của Bộ Công Thương, hiện nay có 61% doanh nghiệp Việt Nam còn đứng ngoài cuộc Cách mạng 4.0 và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị. Còn theo thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia năm 2018, có 8% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, có 50% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình, trung bình tiến tiến, có 42% doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu. Lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho doanh nghiệp được thể hiện trong nghiên cứu của PwC năm 2016, nghiên cứu cho thấy Công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho công ty trong khu vực châu Á như tăng doanh thu (39%), tăng hiệu quả sản xuất (68%) và giảm chi phí (57%).
Với mục tiêu đem lại nhiều giá trị hơn cho các doanh nghiệp khách hàng, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước gia tăng doanh thu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, MobiFone đã và đang nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện các giải pháp trên nền Trí tuệ nhân tạo và Big Data, điển hình có thể kể tới một số giải pháp như: AI – TTS, AI Camera,…
Một số doanh nghiệp đã bắt nhịp thời đại số với nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến. Ví dụ như giải pháp chuyển đổi văn bản thành tiếng nói tiếng Việt ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), giải pháp chuyển đổi ra âm thanh tổng hợp hoàn chỉnh với nhịp điệu và ngữ điệu tự nhiên, cho phép người dùng lựa chọn giọng nói đa vùng miền, đa giới tính,…
Các ứng dụng của công nghệ AI – TTS có thể kể đến như: Ứng dụng giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện nhiều cuộc gọi ra đồng thời với nội dung cá nhân hóa (mAICall), ứng dụng đọc báo, tin tức bằng giọng nói trí tuệ nhân tạo (mAIVoice), giải pháp gọi ra tự động dựa trên giọng nói trí tuệ nhân tạo tích hợp với hệ thống tổng đài (mAICallCenter),…
Ngoài ra một số doanh nghiệp đã tiến hành triển khai ứng dụng công nghệ trên nền tảng AI Camera với tính năng nhận diện khuôn mặt, nhận diện vật thể để phát triển các ứng dụng thực tiễn hỗ trợ hoạt động nội bộ và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp như: Hệ thống chấm công qua camera, Hệ thống thống kê heatmap cửa hàng, Hệ thống Nhận diện và phân biệt khách hàng. Với những hệ thống mới như thống kê heatmap cửa hàng hay nhận diện, phân biệt khách hàng, Doanh nghiệp có thể ứng dụng để tạo ra những lợi thế cạnh tranh đặc biệt mà các doanh nghiệp đối thủ chưa có, tạo ra ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Bên cạnh công nghệ AI, Big Data cũng có thể giúp cho doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh, điển hình như giải pháp chấm điểm tín dụng cá nhân và tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên dữ liệu hành vi của khách hàng, giải pháp xác thực thông tin khách hàng phục vụ tín dụng, cho vay (các giải pháp đều cần có sự đồng ý cung cấp thông tin từ phía khách hàng), cùng nhiều giải pháp sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn khác.
Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nêu trên sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên quá trình ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp có thể sẽ tạo ra những khó khăn nhất định.